Hiện nay, kinh doanh dầu lạc đang trở thành nghề khá “hot”. Các sản phẩm dầu lạc nguyên chất được ép chủ yếu trên các dòng máy: Máy ép dầu thủy lực, máy ép dầu trục vít. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm dầu lạc của từng cơ sở lại có màu sắc, hương vị và chất lượng lại khác nhau. Nhiều khi mỗi mẻ ép khác nhau của cùng 1 cơ sở cũng có sự khác nhau.
Dầu thực vật như thế nào là đạt chuẩn chất lượng?
Hiện nay, chất lượng các sản phẩm dầu thực vật được quy định tại các văn bản nhà nước như:
Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7597:2013 cho các loại dầu thực vật.
Các yếu tố đánh giá chất lượng dầu thực vật đạt tiêu chuẩn.
1. Đánh giá theo cảm quan: Đây là bước đánh giá đầu tiên của người sử dụng sản phẩm dầu. Chủ yếu là các yêu tố như:
– Màu sắc sản phẩm.
– Mùi vị sản phẩm.
– Độ trong của sản.
2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa lý; các chỉ tiêu tồn đọng kim loại nặng; các chỉ tiêu về mức độ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật của nguyên liệu có trong dầu ăn.
Hầu hết các cơ sở chưa đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Do đó, các sản phẩm dầu lạc sau khi ép ra vẫn chưa được cấp giấy kiểm định và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là lý do người tiêu dùng vẫn chưa tin vào chất lượng sản phẩm.
Tại sao sản phẩm dầu ép ra đi kiểm định lại không đạt chất lượng?
Nhiều cơ sở sản xuất muốn nâng tầm thương hiệu, kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên khi kiểm định mẫu sản phẩm lại không đạt chất lượng, không được cấp Giấy chứng nhận chất lượng.v…v.
Nguyên nhân gây ra các lỗi trên:
1. Màu sắc không tươi sáng.
Như các bạn thấy. Sản phẩm dầu lạc ở mỗi cơ sở ép ra lại có màu sắc khác nhau. Nơi thì màu vàng tranh tươi sáng, nơi thì vàng xậm, nơi thì màu nâu….
Để đánh giá về cảm quan: Dầu lạc phải có màu sắc tươi sáng, màu vàng tranh là đạt tiêu chuẩn về màu sắc sản phẩm.
Tại sao dầu lạc lại có màu không tươi sáng, không bắt mắt người tiêu dùng?
Lỗi này chủ yếu do yếu tố khách quan đem lại. Đó là công nghệ ép dầu. Ở một số máy ép dầu công suất lớn để ép kiệt dầu phải trộn bã đã hoặc ép đi ép lại nhiều lần. Đây là nguyên nhân gây ra lỗi màu sắc sản phẩm không tươi sáng, màu nâu xậm, thậm chí chuyển sang màu nâu đỏ, nâu đen.
Khi bạn thực hiện các thao tác như : trộn bã hoặc ép đi ép lại nhiều lần thì vô tình đã làm cho sản phẩm dầu ép ra bị cháy. Chính vì thế màu sắc dầu lạc ép ra không có được màu sắc tự nhiên tươi sáng.
2. Mùi vị sản phẩm.
Cùng là sản phẩm dầu lạc. Nhưng có nơi mùi thơm đậm đặc, có nơi vẫn còn mùi lạc tươi…
Mùi vị sản phẩm dầu lạc là một trong ba yếu tố để đánh giá chất lượng ban đầu theo hình thức cảm quan. Dầu lạc đạt chất lượng là phải giữ nguyên được hương vị tự nhiên vốn có trong nguyên liệu.
Mùi vị của dầu lạc được bắt nguồn từ “Điểm khói”. “Điểm khói” là khái niệm dùng để chỉ dầu lạc bị cháy. “Điểm khói” càng lớn thì dầu lạc có cảm giác càng thơm. Tuy nhiên khi dầu lạc bị cháy thường làm biến đổi các vitamin. Các sản phẩm như vậy đều không đạt chất lượng.
Bạn hãy thử so sánh: Lạc rang tại điểm chín tới với lạc rang ở mức độ cháy. Bạn thấy loại nào thơm hơn???
Dầu bị “điểm khói” quá mức tiêu chuẩn chủ yếu là nguyên liệu bị ép đi ép lại nhiều lần hoặc trộn bã vào nguyên liệu để ép. Hoặc là rang quá chín nguyên liệu trước khi ép dầu. Nếu bạn đang sở hữu chiếc máy phải rang nguyên liệu mới ép được ra dầu thì nên rang ở mức độ bốc hơi hết độ ẩm trong nguyên liệu để tiến hành ép.
3. Dầu lạc bị nhiễm kim loại nặng.
Đây là một trong yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của sản phẩm dầu lạc. Đây là lỗi rất hay mắc phải ở các sản phẩm dầu thực vật. Lỗi này thường chủ yếu là do các nguyên nhân sau :
– Dụng cụ đựng dầu và máy móc chế biến, lọc dầu bằng sắt, gang, đồng…Đây là các vật liệu rất dễ bị oxi hóa han gỉ. Khi đựng và chế biến bằng các vật dụng, máy móc như vậy cũng làm cho dầu bị nhiễm kim loại nặng.
– Một số máy ép dầu công suất lớn rất khỏe. Tuy nhiên, nhược điểm của máy này là phải trộn bã mới ép được ra dầu. Biết được đặc điểm này, nhiều người đã ép thẳng luôn cả vỏ thô nguyên liệu để đỡ được công đoạn trộn bã.
Cách ép này không nên áp dụng. Bởi vì, nguyên liệu sau khi thu hoạch vẫn còn nhiều đất, cát bụi bẩn, tạp chất bám ngoài vỏ. Khi thực hiện phương pháp ép này cho dù có lọc trong cũng không thể tránh khỏi.
4. Dầu lạc bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
Dầu lạc khi mang đi xét nghiệm để kiểm định sản phẩm thì lại bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vât. Nguyên nhân này chủ yếu là do : Ép cả vỏ ngoài của củ lạc để đỡ tốn công sức trộn bã. Tuy nhiên, vỏ ngoài của củ lạc sau khi thu hoạch rất có thể đã nhiễm thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong đất trồng.
5. Dầu lạc bị nhiễm nấm mốc.
Song song với các yếu tố trên thì yếu tố dầu lạc có bị nhiễm nấm mốc hay không là rất quan trọng. Bởi nếu dầu lạc bị nhiễm nấm mốc sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng. Do đó, đây là tiêu chí không thể bỏ qua trong khâu kiểm định chất lượng dầu lạc.
Lỗi này đa phần là do nguyên liệu. Trong quá trình lựa chọn nguyên liệu vẫn còn xót lại những hạt bị hỏng, bị thối, bị mốc chưa được loại bỏ. Do đó, các chủ cơ sở sản xuất dầu nên lựa chọn nguyên liệu mới thu hoạch và loại bỏ những hạt bị hỏng, tạp chất còn lẫn trong nguyên liệu trước khi tiến hành ép.
II. Tuân thủ các bước sau để sản phẩm dầu lạc ép ra đạt tiêu chuẩn.
1. Chọn nguyên liệu mới, loại bỏ các hạt hỏng, tạp chất có lẫn trong lạc.
2. Tuân thủ quy trình nhiệt độ tiêu chuẩn trong quá trình ép.
3. Không trộn bã, không tưới nước, không rang quá chín nguyên liệu trước khi ép, Không ép cả vỏ nguyên liệu.
4. Dầu ép ra nên bằng các máy inox, bình lọc nên là bình thủy tinh hoặc inox để tránh nhiễm kim loại do nhiễm từ thiết bị ép.
5. Thiết bị đựng nên bằng thủy tinh, inox, nhựa nguyên sinh.
6. Bảo quản nơi thoáng mát không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích:
– NHỮNG SAI LẦM MẤT TIỀN KHI MUA MÁY ÉP DẦU CÔNG NGHIỆP
– BỎ TÚI 5 KINH NGHIỆM QUÝ BÁU ĐỂ MUA ĐƯỢC MÁY ÉP DẦU LẠC CÔNG NGHIỆP NHƯ Ý MUỐN
– LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH DẦU LẠC THÀNH CÔNG